Lịch sử Phần_mềm_tự_do

Bối cảnh

This Euler diagram describes the typical relationship between freeware and free and open-source software (FOSS): According to David Rosen from Wolfire Games in 2010, open source / free software (orange) is most often gratis but not always. Freeware (green) seldom expose their source code.[14]

Phần mềm tự do khác với:

Trào lưu phần mềm tự do bắt đầu năm 1983 do Richard Stallman khởi xướng để đáp ứng nhu cầu tự do sử dụng các phần mềm theo mục đích cá nhân.[17] Stallman thành lập nên Free Software Foundation vào năm 1985 để đưa ý tưởng về phần mềm tự do của ông vào tổ chức.

Từ năm 1998 trở đi, các khái niệm liên quan đến phần mềm tự do được đưa vào sử dụng. Khái niệm dược dùng nhiều nhất là "phần mềm tự do" hay "software libre", "phần mềm tự do nguồn mở" ("FOSS") và "phần mềm tự do nguồn mở, và miễn phí" ("FLOSS"). "Software Freedom Law Center" được thành lập năm 2005 để bảo vệ và phát triển FLOSS.[7] Trái ngược với phần mềm tự do là "phần mềm độc quyền" hay "phần mềm đóng". Phần mềm thương mại có thể là phần mềm tự do lẫn phần mềm độc quyền, hoàn toàn trái hẳn với ý nghĩ "Phần mềm thương mại" có nghĩa là "phần mềm độc quyền". (Một ví dụ điển hình cho phần mềm tự do thương mại là Red Hat Linux.)

Để phần mềm thuộc phạm vi bản quyền được tự do, nó phải mang theo giấy phép phần mềm, theo đó tác giả cấp cho người dùng các quyền đã nói ở trên. Phần mềm không được bảo vệ bởi luật bản quyền, chẳng hạn như phần mềm trong phạm vi công cộng, miễn phí, miễn là mã nguồn cũng thuộc phạm vi công cộng hoặc có sẵn mà không bị hạn chế.

Phần mềm độc quyền sử dụng giấy phép phần mềm hạn chế hoặc EULA và thường không cung cấp cho người dùng mã nguồn. Do đó, người dùng bị ngăn chặn về mặt pháp lý hoặc kỹ thuật để thay đổi phần mềm và điều này dẫn đến sự phụ thuộc vào nhà phát hành để cung cấp các bản cập nhật, trợ giúp và hỗ trợ. Người dùng thường không thể thực hiện đảo ngược, sửa đổi hoặc phân phối lại phần mềm độc quyền.[18][19] Ngoài luật bản quyền, hợp đồng và thiếu mã nguồn; có thể có thêm các shenanigans ngăn người dùng thực hiện quyền tự do đối với một phần mềm, chẳng hạn như bằng sáng chế phần mềm và quản lý quyền kỹ thuật số (cụ thể hơn là tivoization).[20]

Phần mềm tự do có thể là một hoạt động vì lợi nhuận, hoạt động thương mại hoặc là không. Một số phần mềm tự được phát triển bởi các tình nguyện viên trong khi phần mềm khác được phát triển bởi các doanh nghiệp; hoặc thậm chí bởi cả hai.[21][8]Vì các phần mềm tự do đa phần lại là những phần mềm có chi phí thấp, có thể hoàn toàn miễn phí và tái phân phối rộng rãi, các mô hình hoạt động kinh doanh xoay quanh các phần mềm tự do này chủ yếu hoạt động dựa trên việc tạo thêm giá trị như phát triển ứng dụng, hỗ trợ, đào tạo, thực hiện theo yêu cầu khách hàng, biên dịch, hay cấp chứng chỉ. Trong khi đó thì mô hình kinh doanh của các công ty phần mềm độc quyền lại đi theo một hướng hoàn toàn khác, khách hàng của họ phải chi trả để có thể có quyền sử dụng nó một cách hợp pháp theo một hợp đồng cung cấp bản quyền.

Tên gọi và sự khác biệt với nguồn mở

Mặc dù cả hai định nghĩa đều đề cập đến các chương trình gần như tương đương, Free Software Foundation khuyến nghị sử dụng thuật ngữ "phần mềm tự do" hơn là "phần mềm nguồn mở" (một khái niệm mới hơn được đưa ra năm 1998), vì các mục tiêu và thông điệp khá giống nhau. "Nguồn mở" và chiến dịch liên kết của nó chủ yếu tập trung vào các vấn đề kỹ thuật của mô hình phát triển công cộng và tiếp thị phần mềm tự do cho các doanh nghiệp, trong khi xem nhẹ vấn đề đạo đức về quyền người dùng thậm chí là đối kháng.[22] Stallman cũng tuyên bố rằng việc xem xét các lợi thế thực tế của phần mềm tự do cũng giống như xem xét các lợi thế thực tế của việc không bị còng tay, ở chỗ không cần thiết phải xem xét các lý do thực tế để nhận ra rằng việc bị còng tay là điều không mong muốn.[23]

FSF cũng lưu ý rằng "Nguồn mở" có chính xác một nghĩa cụ thể trong tiếng Anh thông dụng, đó là "bạn có thể xem mã nguồn". Nó nói rằng mặc dù thuật ngữ "Free Software" có thể dẫn đến hai cách hiểu khác nhau, nhưng ít nhất một trong số chúng phù hợp với ý nghĩa dự định không giống như thuật ngữ "Nguồn mở".[lower-alpha 1] Tính từ vay "libre" thường được sử dụng để tránh sự mơ hồ của từ "free" trong ngôn ngữ tiếng Anh và sự mơ hồ với việc sử dụng "free software" cũ hơn như phần mềm trong phạm vi công cộng.[11] See Gratis versus libre.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Phần_mềm_tự_do http://arstechnica.com/articles/columns/linux/linu... http://news.com.com/8301-10784_3-6047727-7.html http://books.google.com/books?id=9b_vVPf53xcC&pg=P... http://books.google.com/books?id=c6IS3RnN6qAC&pg=P... http://www.informationweek.com/blog/main/archives/... http://news.netcraft.com/archives/web_server_surve... http://software.newsforge.com/article.pl?sid=05/04... http://standishgroup.com/newsroom/open_source.php http://blog.wolfire.com/2010/05/Open-source-softwa... http://www.unc.edu/~mohrmana/apache.pdf